Gia sư Tiếng Pháp

Tư vấn học TIẾNG PHÁP

Hotline:
090 333 1985 - 09 87 87 0217

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Bí quyết luyện nghe tiếng Pháp hiệu quả


Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng nghe nhưng để đạt kết quả tốt ở phần này, đối với nhiều học viên không phải là dễ, đặc biệt khi chúng ta không sống trong môi trường có sử dụng tiếng Pháp.
1 – Đọc trước câu hỏi
Một điều chắc chắn là để làm tốt các bài tập luyện nghe tiếng Pháp hay các bài kiểm tra nghe tiếng Pháp, chúng ta cần có kỹ thuật cơ bản là bạn đọc trước các câu hỏi được đưa ra. Nếu không có các câu hỏi, chúng ta cần đưa các giả thuyết về nội dung cơ bản của tài liệu được nghe. Các câu hỏi sẽ định hướng cho chúng ta trọng tâm của tài liệu nghe, cho chúng ta biết chủ đề chính của bài nghe là gì, chúng ta cần phải tập trung vào phần nào của bài, phải có được những thông tin gì và thậm chí trong vài trường hợp còn giúp bạn trả lời một số câu trước khi nghe.
2 – Tập trung cao độ khi nghe
Khi chúng ta nghe đài hay xem ti vi, nghe nhạc tiếng Pháp để giải trí và để tạo môi trường có tiếng Pháp, chúng ta có thể làm mọi lúc, mọi nơi trong khi làm công việc khác. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào làm bài tập nghe với mục đích ôn luyện thi, chúng ta hãy đóng cửa phòng lại, tắt các thiết bị ảnh hưởng đến sự tập trung như điện thoại, facebook, zalo… hãy tạo một không gian yên tĩnh và thoải mái nhất để bạn có thể tập trung cao độ nhất. Trong khi nghe, chúng ta hãy cố gắng hướng suy nghĩ của mình về những câu hỏi trong đề bài mà bạn cần trả lời hay lựa chọn. Hãy tưởng tượng ra những hình ảnh của sự việc đang được nói đến, như vậy bạn sẽ không bị mất tập trung. 
3 – Chú ý các từ khóa trong bài có thể giống hoặc đồng nghĩa với từ khóa trong câu hỏi.
Trong khi nghe, hãy tập trung vào các từ ngữ và các số liệu quan trọng mà câu hỏi đưa ra (những từ và số liệu này thường được nhấn mạnh trong câu hoặc được lập lại nhiều lần trong bài tuy nhiên sẽ thường dưới các diễn đạt khác nhau và các từ đồng nghĩa), chính những từ khóa này sẽ giúp bạn nắm được chính xác nội dung của bài và tìm ra đáp án cho các câu hỏi.
4 – Đừng dịch những gì bạn nghe được
Đừng bao giờ cố gắng dịch những câu từ bạn đang nghe ra tiếng Việt, bạn có thể nghĩ rằng nó hiệu quả, nhưng thật ra nó chỉ làm cho bạn mất thời gian và loạn hết lên thôi. Tóm lại, đừng dịch, cứ hiểu thôi là đủ.
5 – Bỏ con tép, bắt con tôm
Nếu bạn gặp phải một câu hỏi khó trong bài kiểm tra mà bạn hoàn toàn không nghe ra được bất kỳ thông tin nào liên quan tới nó thì hãy mạnh dạn ném nó sang một bên, đừng vì nó mà bỏ hết cả bài. Tốt nhất là bạn nên tính toán thời gian tối đa dành cho một câu là bao nhiêu, để nếu câu nào làm bạn mất nhiều hơn thời gian đó thì bạn có thể nhanh chóng bỏ qua. Bỏ con tép bắt con tôm chắc chắn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều mất cả tôm lẫn tép.
6 – Giải pháp tình thế
Khi làm bài kiểm tra, nếu sau khi đã nghe hết mấy lượt cho phép rồi mà bạn vẫn còn mấy câu chưa trả lời được thì hãy cứ bình tĩnh, hãy đọc lại toàn bộ những câu mà bạn đã làm được và tìm thông tin liên quan đến những câu chưa làm, có thể sẽ có gì đó giúp bạn suy luận ra đáp án những câu chưa làm được, tất nhiên là sẽ không thể chính xác 100% được, nhưng dù gì 50% vẫn tốt hơn 0%.
7 – Thử thách bản thân
Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nghe thì đừng tự nuông chiều bản thân với những bài quá dễ, quá ngắn, quá đơn giản, mà hãy tìm những bài nghe hơi khó một chút, như vậy sẽ tạo ra một chút thử thách để bạn chinh phục và đồng thời cũng giúp bạn nâng cao trình độ nhanh chóng hơn. Và ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy level này đã trở nên dễ với bạn rồi thì hãy tăng ngay độ khó lên!
8 – Kết hợp nghe – đọc
Sau khi hoàn tất một bài luyện, bạn hãy dành thời gian đọc lớn lại từng câu trong bài, có thể nghe lại từng câu để điều chỉnh giọng đọc cho càng chính xác càng tốt, việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ những cấu trúc và từ mới có trong bài, đồng thời lần sau bạn có nghe lại những từ và câu đó bạn sẽ nhận ra chúng nhanh chóng hơn rất nhiều.
9 – Học từ vựng
Từ vựng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn, vì dù bạn có nghe tốt tới đâu mà không có vốn từ vựng thì cũng không thể hiểu được nội dung bài nghe. Vì vậy ngoài việc tập trung luyện nghe, bạn hãy dành thời gian trau dồi vốn từ vựng, bạn không cần phải học cả cuốn từ điển, mỗi ngày 5 từ mới là đủ, nhưng đừng chỉ học bằng giấy, bạn nên học cả cách phát âm để khi vô tình gặp lại từ đã học trong bài bạn sẽ dễ dàng nắm bắt nó hơn.
10 – Hãy nghe bằng trái tim
Đừng chỉ luyện nghe qua các bài tập, bạn hãy tìm cách tự đắm chìm mình vào thế giới tiếng Pháp, bạn có thể tìm nghe các bản nhạc tiếng Pháp, xem các bộ phim tiếng Pháp, nghe tin tức tiếng Pháp vào buổi sáng, hay thậm chí xem blog tiếng Pháp trên youtube; Đừng quá xem trọng việc hiểu nội dung, bạn chỉ cần nắm được trên 50% nội dung, hay thậm chí chỉ cần nắm được nội dung chính là đã đủ xem là một thành công (Tất nhiên là càng ngày khả năng của bạn sẽ càng được cải thiện). Mục tiêu của phương pháp này là giúp bạn trở nên quen thuộc hơn với các dạng nghe, các chất giọng cũng như nội dung thường gặp, đồng thời khơi gợi sự tò mò và tạo cảm giác thích thú đối với việc học tiếng Pháp.

Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ với đội ngũ gia sư tiếng Pháp được đào tạo từ các trường trong và ngoài nước sẽ là những người hướng dẫn hỗ trợ cho các bạn học viên có nhu cầu học tiếng Pháp tại nhà, giúp các bạn học viên nắm kiến thức vững vàng về môn ngoại ngữ tiếng Pháp nhằm giúp các bạn phục vụ cho công việc tốt hơn đối các bạn đi làm và giúp các em học sinh ngày càng học tốt môn tiếng Pháp. Quý học viên có nhu cầu cần tìm gia sư dạy tiếng Pháp tại nhà vui lòng liên hệ với chúng tôi


TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
Hotline: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com – info@giasutainangtre.vn

Like This Article ? :

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.